90% người Việt mắc phải 7 thói quen ăn uống “nuôi sát thủ ung thư”, không thay đổi thì “tử thần gõ cửa”

Ung thư vẫn luôn là vấn đề “nhức nhối” mà rất nhiều người quan tâm. Nhiều căn bệnh ung thư có liên quan mật thiết đến những thói quen sinh hoạt hằng ngày, thậm chí đôi khi còn là “bệnh từ miệng mà ra”. Ví dụ như 7 thói quen xấu dẫn đến bệnh ung thư: hút thuốc, nghiện rượu, ăn mặn, nấm mốc, nước nóng, dầu mỡ và đồ ngọt. Tránh những thói quen kém lành mạnh này càng xa, nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ càng thấp.

Hãy sống thật lành mạnh, đừng để những thói quen xấu của chính mình “rước bệnh vào người”.

Hút thuốc: 30% các loại ung thư đều có liên quan đến thuốc lá

Khói thuốc lá chứa hàng nghìn chất độc hại, trong đó có 69 chất độc đã được khoa học chứng minh có thể gây ung thư. Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi ở người nghiện thuốc lá cũng cao gấp 5,7 lần người không hút thuốc.

Ngoài ung thư phổi, có đến 30% các loại bệnh ung thư khác đều do thuốc lá gây ra. Thế nên bây giờ chính là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cai thuốc lá, bảo vệ chính mình và những người xung quanh.

Uống rượu: Cứ 18 bệnh nhân ung thư, sẽ có 1 người bệnh vì rượu

Tổ chức Nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư đã đưa rượu vào top 1 danh sách các chất có khả năng gây ung thư cho con người nhất. Dựa theo số liệu nghiên cứu: Cứ 18 bệnh nhân ung thư sẽ có 1 người bệnh vì rượu.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi sử dụng rượu bia, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan trở thành các hợp chất mới, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde, một chất làm sinh sôi các tế bào ung thư bằng cách tấn công DNA. Thêm vào đó, nếu càng uống nhiều rượu, hàm lượng acetaldehyde trong nước bọt sẽ càng gia tăng, góp phần làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, vòm họng, thực quản và đường hô hấp.

Chất độc trong rượu là nguyên nhân gây ra hàng loạt căn bệnh ung thư trong cơ thể người. Từ ung thư vòm họng, ung thư vòm hầu, ung thư thực quản đến ung thư gan, gần như tất cả các căn bệnh về hệ tiêu hóa đều có nguồn gốc từ rượu.

uống rượu bia thường xuyên, nồng độ cao làm tổn thương các tế bào
Uống rượu bia thường xuyên, nồng độ cao làm tổn thương các tế bào

Sự thật gây bất ngờ chính là so với đàn ông, rượu càng nguy hiểm hơn đối với sức khỏe phụ nữ. Tại Hoa Kỳ, 16,4% phụ nữ mắc bệnh ung thư vú đều là người nghiện rượu.

Cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư chỉ có “không đụng vào một giọt rượu”.

Ăn mặn – “sát thủ vô hình” gây ra ung thư dạ dày

Theo số liệu của Tổ chức Global Burden of Disease, số người tử vong vì ung thư dạ dày năm 2019 chiếm tỉ lệ vô cùng cao so với các bệnh khác như ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư trực tràng, bệnh máu trắng,…

Muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Ăn quá nhiều muối sẽ khiến vi khuẩn H.P phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Kết quả điều tra Quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 cho thấy, 90% người Việt Nam ăn rất nhiều muối, tới 10g muối/ngày (nam là 10,5g, nữ là 8,3g). Con số này cao gấp đôi so với khuyến cáo của WHO bỏi nhu cầu của con người chỉ cần 2g/ngày.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ung thư dạ dày chính là thói quen ăn uống kém lành mạnh mà nhiều người Việt mắc phải – ăn quá mặn. Bên cạnh đó, hàm lượng nitrit trong các loại dưa muối quá cao, dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do đó, nên giảm ăn dưa muối để bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Bên cạnh dưa muối, cá muối cũng là một tác nhân có “tính sát thương cao” đối với dạ dày. Tổ chức Nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư đã liệt 2 loại thực phẩm này vào nhóm thức ăn gây ung thư cho con người cao nhất. Vậy nên, giữ thói quen ăn mặn lâu dần sẽ tự giết chết chính mình.

Nấm mốc Aflatoxin – Kẻ thù “không đội trời chung” với sức khỏe

Nấm mốc Aflatoxin được nhắc đến trong bài viết chủ yếu thuộc loài Aspergillus flavus (tên một loại nấm mốc) thường có trong đậu phộng, ngô, các loại hạt,…Aflatoxin thường có trong các thực phẩm mốc là một loại độc tố vi nấm được sản sinh một cách tự nhiên do một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính (liều khoảng 10mg có thể gây chết người) thì nấm mốc Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

"Độc

Vào năm 2012, nấm mốc Aflatoxin đứng đầu danh sách các chất có nguy cơ gây ung thư cao nhất do Tổ chức Nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư công bố.

Những người có thói quen sống tiết kiệm thường chỉ bỏ phần thức ăn bị mốc, họ vẫn sẽ ăn hết phần còn lại. Tuy nhiên, hành động tưởng chừng vô hại này thật ra lại cực kỳ nguy hiểm. Những đốm mốc mắt thường có thể nhìn thấy thật ra chỉ là một phần nhỏ, còn các độc tố khác của nấm mốc đã ngấm vào bên trong thức ăn. Dù rửa sạch thế nào cũng chỉ loại bỏ được những đốm mốc trên bề mặt, chất độc vẫn còn bên trong thức ăn.

Ngay cả khi đun nóng, phải trên 280 độ C mới diệt được nấm mốc. Thông thường nhiệt độ khi nấu ăn không nóng đến mức đó.

Vậy nên, đừng mua quá nhiều nguyên liệu nấu ăn để dành, cũng đừng vì tiết kiệm tiền mà lại “rước bệnh vào thân”.

Uống nước nóng trên 65 độ C làm tăng nguy cơ ung thư

Nước nóng trên 65 độ C sẽ làm tổn thương niêm mạc bao phủ bề mặt khoang miệng và thực quản. Nếu sự tổn thương này lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân gây nên ung thư thực quản. Theo nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Y học Anh British Medical Journal, uống nước quá nóng (trên 70 độ C) làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Nước nóng dễ gây ung thư
Việc uống nước quá nóng (trên 70 độ C) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản

Vào năm 2018, Tổ chức Nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư đã khẳng định “nước uống trên 65 độ C” thuộc nhóm 2A (nhóm chất có khả năng cao gây ung thư cho người).

Ông bà ta có câu “Làm việc không nên vội vàng”, cả việc ăn uống cũng thế. Trước khi uống nước nóng, ăn đồ nóng nên thổi vài lần cho nguội. Chỉ hành động đơn giản thế thôi nhưng lại có khả năng chống ung thư thực quản voo cùng hiệu quả.

Dầu mỡ: Acrylamide trong dầu mỡ làm giảm tuổi thọ

Một số thực phẩm giàu tinh bột khi chiên trong dầu mỡ ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất gây ung thư như acrylamide. Chẳng hạn như khoai tây chiên được nhiều người yêu thích chứa thành phần gây ung thư. Trước đây, một số thí nghiệm trên động vật cũng chứng minh được các loài chứa hàm lượng chất này cao cũng có khả năng gây ung thư.

Tuy nhiên, Tổ chức Nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư đã khẳng định hiện nay vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho thấy dầu mỡ có mối quan hệ trực tiếp với ung thư. Do đó, họ cũng xếp dầu mỡ vào nhóm 2A (chất có khả năng gây ung thư).

việc uống nước quá nóng (trên 70 độ C) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản
Việc uống nước quá nóng (trên 70 độ C) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản

Thức ăn chiên rán đều có hương vị khó cưỡng, nhưng hãy nhớ không nên ăn nhiều và thường xuyên. FDA kiến nghị hãy thay thế chiên rán bằng các phương pháp nấu ăn khác như chưng hấp hoặc nướng.

Đồ ngọt: Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ ung thư nhiều nhất

Đồ ngọt giúp tâm trạng trở nên vui vẻ, cuộc sống ngọt ngào hơn. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng: Nạp lượng đường quá cao vào cơ thể tăng nguy cơ sâu răng, bệnh tiểu đường, béo phì, thậm chí gây ra bệnh về tim mạch và các căn bệnh nguy hiểm khác. Thêm vào đó, tiểu đường và béo phì vốn đã là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu.

Gen và môi trường là hai yếu tố then chốt quyết định khả năng gây ung thư ở người. Gen di truyền từ bố mẹ, không thể thay đổi. Còn yếu tố môi trường bao gồm môi trường sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Trong hai yếu tố trên, chúng ta chỉ có thể cải thiện thói quen sinh hoạt ngày càng lành mạnh hơn để kéo dài tuổi thọ.

Hy vọng, với bài viết trên Lifecore VN đã cung cấp cho bạn những thông tin thực sự hữu ích và có giá trị.

Nguồn Aboluowang

GỬI CÂU HỎI BÁC SĨ

tạo hóa đơn thành công